• Bài mới

    Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

    NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 21)



    VUA DUY TÂN.
    (Vua thứ 11 Nhà Nguyễn)

    NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 21)



    Vua Duy Tân sinh ngày 19 tháng 9 năm 1900 – Mất ngày 26 tháng 12 năm 1945.
    Vua Duy Tân tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên là Nguyễn Phúc Hoàng, sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý, tức 19 tháng 9 năm 1900 tại Huế. Ông là con thứ 8 của vua Thành Thái và bà hoàng phi Nguyễn Thị Định.
    Ông lên ngôi ngày 05 tháng 9 năm 1907, khi mới 7 tuổi.Ông là con thứ nhưng người Pháp chọn ông vì ông nhút nhát và chậm chạp.Song chỉ sau lễ đăng quang ông đã thay đổi gần như hoàn toàn, nhanh nhẹn và nghiêm nghị hơn.
    Để kiểm soát vua Duy Tân, người Pháp cho lập một phụ chính gồm sáu đại thần là Tôn Thất Hân, Nguyễn Hữu Bài (Đào mả không Bài), Huỳnh Côn, Miên Lịch, Lê Trinh và Cao Xuân Dục để cai trị Việt Nam dưới sự điều khiển của Khâm sứ Pháp.
    Khi vua cha bị thực dân Pháp giam cầm ở Vũng Tàu, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu.Tuy nhiên, ông dần dần khẳng định thái độ bất hợp tác với Pháp.Năm 1916, lúc ở Âu châu có cuộc Đại chiến, ông bí mật liên lạc với các lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội như Thái Phiên, Trần Cao Vân, ông dự định khởi nghĩa.Dự định thất bại, Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu bị xử chém ở An Hòa.
    Vua Duy Tân bị bắt ngày ngày 06 tháng 5 và đến ngày 03 tháng 11 năm 1916 ông bị đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương cùng vua cha là Vua Thành Thái.
    Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945) ông gia nhập quân Đồng Minh chống phát xít Đức.
    Ngày 26 tháng 12 năm 1945, ông mất vì tai nạn máy bay ở Cộng hoà Trung Phi, hưởng dương 45 tuổi.
    Ngày 24 tháng 4 năm 1987, thi hài ông được đưa từ đảo Réunion về Việt Nam, rồi đưa về an táng tại Lăng Dục Đức, Huế cạnh lăng mộ vua cha Thành Thái.Và chung với lăng ông nội là Vua Dục Đức trong một khuông viên An Lăng.

    "ĐÀY VUA KHÔNG KHẢ - ĐÀO MẢ KHÔNG BÀI"
    Đây là một câu mà bất cứ người Huế lớn tuổi đều biết.Song có lẻ số lượng người hiểu chuyện cũng không nhiều.Tôi xin nói để các bạn rõ câu nói này:
    Ở đây có 2 chuyện và "Đày Vua" và "Đào mả".Hai sự việc này hoàn toàn không liên quan.
    Tôi nói đến chuyện "Đày Vua".Đây là việc Vua Thành Thái bị đưa đi Vũng Tàu để giam cầm sau khi kháng Pháp thất bại.Chính quyền Pháp đại diện ở Tòa Khâm ra lệnh lưu đày.Họ làm văn bản và yêu cầu triều thần ký đồng ý.Tất cả triều thần đều ký.Riêng một mình Ngô Đình Khả (Cha của Tổng thống Ngô Đình Diệm) là không chịu ký.Dó đó có câu "ĐÀY VUA KHÔNG KHẢ"
    Tiếp đến là chuyện vào thời Vua Duy Tân.Trong lúc đang trị vì và cho dù nhỏ tuổi sóng Vua Duy Tân vẫn nuôi mộng nổi dậy chống Pháp.Nhà vua cho bí mật gom vàng và cất giấu lưu trữ.Thông tin bị lộ song Pháp không biết nơi cất giấu nên cho đào bới khắp Đại Nội tìm nhưng không thấy.Pháp có tin là Vua Duy Tân giấu vàng ở Lăng Tự Đức nên ra lệnh đào bới để tìm vàng ở khu vực trong Lăng Vua Tự Đức.Nguyễn Hữu Bài thẳng thừng lên tiếng phản đối và ông vu người Pháp là xúc phạm mồ mả khi muốn đào mả Vua Tự Đức."ĐÀO MẢ KHÔNG BÀI" là vậy.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Nhạc Hòa Tấu

    Lịch Sử Nhà Nguyễn

    Nhạc Việt