• Bài mới

    Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

    NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 23)



    VUA BẢO ĐẠI.
    (Vua thứ 13 Nhà Nguyễn - Vua cuối cùng Nhà Nguyễn)
    NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 23)



    (Phần này dài nên tôi định cắt ra 3 phần.Nhưng sợ không liên kết khó đọc nên đành để vậy.Các bạn thông cảm)
    Vua Bảo Đại sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 – Mất ngày 31 tháng 7năm 1997.
    Ông đồng thời cũng là Hoàng đế của Đế quốc Việt Nam và là quốc trưởng của Quốc Gia Việt Nam.
    Ông là con trai duy nhất của Vua Khải Định, mẹ là Từ Cung Hoàng thái hậu Hoàng Thị Cúc.
    Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: "Về thân thế của Bảo Đại Đế cho đến nay vẫn còn nhiều nghi ngờ, vì Khải Định Đế bị mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà".
    (Trong số những người của Nguyễn Phước Tộc đã có một số thông tin về việc này nhưng lại không đưa ra được bằng chứng nên việc này coi như bị bỏ qua.Tôi biết đích danh số đốn mạc này nhưng xin phép miễn nêu tên vì lý do tế nhị).
    Ngày 28 tháng 4 năm 1922, khi được 9 tuổi, ông được xác lập làm Đông cung Hoàng Thái tử.Ngày 15 tháng 6 năm 1922, ông cùng Khải Định Đế lần đầu sang Pháp để thưởng ngoạn cuộc triển lãm hàng hóa tại Marseille, Pháp.
    Ngày 06 tháng 11 năm 1925, Khải Định Đế băng hà, Hoàng thái tử Vĩnh Thụy về nước thọ tang.Ngày 08 tháng 01, Thái tử được tôn lên kế vị làm Hoàng đế kế nhiệm, ông lấy niên hiệu Bảo Đại, lúc này ông mới 12 tuổi.
    Ngày 19 tháng 9 năm 1932, Bảo Đại Đế ra đạo dụ số một tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ Đại Nam hoàng triều.
    Bảo Đại Đế đã cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính.Hoàng đế đã cho bỏ một số tập tục mà các Tiên Đế đã bày ra như thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn long nhan Thiên tử khi lễ giá tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy.
    Ngày 8 tháng 4, năm 1932, Bảo Đại Đế đã ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải, Ngô Đình Diệm và Bùi Đằng Đoàn nhằm thay thế các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực là Nguyễn Hữu Bài, Tôn Thất Đàn, Phạm Liệu, Võ Liêm, Vương Tứ Đại.
    Ông thành lập Viện Dân biểu để trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ, tháng 12 năm 1933, Bảo Đại ngự du Bắc hà thăm dân chúng.
    Ngày 20 tháng 3 năm 1934, Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương hoàng hậu.Đây là một việc làm phá lệ bởi vì kể từ khi vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến vua Khải Định, các vợ vua chỉ được phong tước Hoàng phi, sau khi mất mới được truy phong Hoàng hậu.Ông là nhà vua đầu tiên thực hiện bỏ chế độ cung tần, thứ phi. Cuộc hôn nhân này cũng gặp phải rất nhiều phản đối vì Nguyễn Hữu Thị Lan là người Công giáo và mang quốc tịch Pháp.
    Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.
    Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại đã ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim.Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.
    Bảo Đại gửi thông điệp cho Tổng thống Truman, vua nước Anh, Thống chế Tưởng Giới Thạch, Tướng de Gaulle đề nghị công nhận độc lập của Việt Nam.
    Ảnh hưởng của nền dân chủ phương Tây, Vua Bảo Đại quyết định thành lập chính phủ Trần Trọng Kim bên cạnh Vương triều.Song do tình thế rối loạn của đất nước sau chiến tranh.
    Ngày 19-8-1945, Việt Minh chiếm chính quyền ở ngoài Bắc và tuyên bố thành lập Mặt Trận Cứu Quốc Việt Minh.
    CÂU CHUYỆN "CÁI GIƯỜNG HONGKONG" VÀ CHIẾU THOÁI VỊ.
    Trong thời gian Vua Bảo Đại cố gắng củng cố Vương triều và thúc đẩy thành lập Chính phủ Trần Trọng Kim thì hằng đêm ông nghe có tiếng động ở trong cái giường ngủ phát ra làm khó chịu.Ông sai người mở cái giường kiểu HongKong ra xem thì thấy báo là có tổ chuột làm trong đó.Cùng triều thần bàn bạc và cuối cùng Vua Bảo Đại quyết định nên chấm dứt Vương triều Nhà Nguyễn.
    Vua Bảo Đại gửi thư và mời đại diện của Mặt Trận Cứu Quốc Việt Minh vào Huế để ông trao lại Ấn Kiếm sau khi thoái vị.
    Ngày 23 tháng 8 năm 1945, Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận đến Huế và liên lạc với Vua Bảo Đại.
    Ngày 25 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Ðại cho công bố chiếu thoái vị, nhà vua làm lễ thoái vị ở Thế Miếu.Sau đó ông trao Ấn Kiếm cho Trần Huy Liệu tại cửa Ngọ Môn.
    Ba ông Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận đưa Ấn Kiếm ra Bắc.(Và từ đó số phận Ấn Kiếm luôn là một ẩn số bí hiểm cho đến nay.Tất cả thông tin, hình ảnh hay vật phẩm đều là giả)
    Có thông tin nhưng chưa được kiểm chứng là Ấn Kiếm được đem giấu ở vùng Tây Bắc nhưng bị Pháp đổ bộ lấy và đưa về Pháp (?).
    CỰU HOÀNG BẢO ĐẠI TRỞ THÀNH DÂN VIỆT NAM.
    Tháng 9 năm 1945, ông được Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mời ra Hà Nội nhận chức "Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam", ông là một trong 7 thành viên của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu.
    Ngày 06 tháng 01 năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
    TUẦN LỄ VÀNG VÀ SỰ RA ĐI CỦA CỐ VẤN VĨNH THỤY.
    Trong tháng 9 năm 1945 thì Hồ Chí Minh có pháp động "Tuần lễ vàng", nội dung là dân chúng tự nguyện đóng góp vàng bạc trang sức và của nể để góp tiền mua vũ khí cứu nước.Tuần lễ vàng đã góp được rất nhiều của cải.Vấn đề này sách sử giáo khoa có viết, song số vàng đó đã chi dụng ra sao và đi về đâu thì không có ai có bất cứ thông tin nào.Vậy vàng đó đi đâu?
    Để trả lời được nghi vấn này thì theo logic chỉ có thể là số vàng đó đã bị cố vấn Vĩnh Thụy đem theo khi xuất ngoại.Lại mắc vào một mớ bong bong khác là làm sao cố vấn Vĩnh Thụy lại đem đi được ra nước ngoài cả người và của?Vấn đề này tôi được ba tôi kể lại là số vàng đó được Hồ Chí Minh giao cho Cố vấn Vĩnh Thụy đem đi mua vũ khí và đi luôn chứ không mua vũ khí và không nên về.Đây là cách để danh chính ngôn thuận loại ứng cử viên tranh chấp nếu có bầu cử hiệp thương.
    Có lẻ do lo sợ đến tính mạng nên Vĩnh Thụy đã đi và không trở về.Song ông vẫn nghĩ về một ngày quay lại Việt Nam để lập chính quyền.
    Việt Minh bắt đầu có thanh trừng nội bộ giữa các đảng phái liên hiệp.
    Năm 1947, các lực lượng chính trị gồm Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, Đại Việt Quốc dân đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng.Các đảng phái này trước đã gia nhập Việt Minh nhưng do xung đột bất đồng nên quay lại ủng hộ Vĩnh Thụy thành lập chính quyền, thành lập Quốc gia Việt Nam.
    Cuối năm 1947 Vĩnh Thụy gặp đại diện Pháp và thành lập Quốc Gia Việt Nam thuộc Liên hiệp Pháp, chọn cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ và bản "Thanh niên Hành Khúc" (Lưu Hữu Phước) với lời nhạc mới (Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa) làm quốc ca.Một số thỏa thuận bị kéo dài do giai đoạn đó Pháp cũng đuối sức do chiến tranh nội địa mới chấm dứt.Lằng nhằng cho đến 1954 thì Vĩnh Thụy mời cựu thần là Ngô Đình Diệm về nước và trao lại các thỏa ước.Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ mới trên cương vị Thủ tướng Quốc gia Việt Nam.
    Hiệp định Genève 1954 được ký kết và đến năm 1955 Ngô Đình Diệm được bầu làm Quốc Trưởng.
    Vua Bảo Đại bắt đầu cuộc sống lưu vong tại Pháp.
    Trên cương vị Tổng Thống, Ngô Đình Diệm xây dựng nền Đệ nhất cộng hòa và thành lập nước Việt Nam Cộng hòa trên cơ sở kế thừa Quốc gia Việt Nam, thủ đô là thành phố Sài Gòn, ngày ban hành Hiến pháp 26 tháng 10 trở thành ngày Quốc khánh, quốc kỳ là cờ vàng 3 sọc đỏ, quốc ca là bài quốc ca của Quốc gia Việt Nam của Vua Bảo Đại.
    Vua Bảo Đại mất ngày 31 tháng 7năm 1997, tại Pháp.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Nhạc Hòa Tấu

    Lịch Sử Nhà Nguyễn

    Nhạc Việt