• Bài mới

    Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

    NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 20)

    VUA THÀNH THÁI.
    (Vua thứ 10 Nhà Nguyễn)

    NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 20)



    Vua Thành Thái và lần đầu tiên xuất hiện Hoàng kỳ (Cờ vàng 3 sọc đỏ của Việt Nam) vào năm 1890.
    Vua Thành Thái sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879 – Mất ngày 24 tháng 3 năm 1954.
    Vua Thành Thái đế tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu.Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Phan Thị Điều.Ông còn là cháu nội Thoại Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y, và là chắt vua Thiệu Trị.
    Ngày 28 tháng 1 năm 1889, vua Đồng Khánh lâm bệnh qua đời. Khi đó con vua Đồng Khánh là Bửu Đảo mới 3 tuổi nên không nối ngôi được, triều đình Huế chọn Nguyễn Phúc Bửu Lân lúc đó mới 10 tuổi đăng quang.
    Thành Thái là một ông vua trẻ có nhiều tính cách đặc biệt.Những ngày đầu tiên, tuy đã là vua nhưng vì còn bé nên ông vẫn thích chơi bời, nghịch ngợm.Vua Thành Thái được đánh giá là người cầu tiến, yêu nước và chống Pháp.Khác với những vị vua trước đây, ông học chữ Nho, học tiếng Pháp và cũng cho cả con cái của mình cùng theo học chữ Pháp.Ông còn cắt tóc ngắn, mặc âu phục, học cả lái ca nô, xe hơi, làm quen với vǎn minh phương Tây.
    Ông để ý đến cả các loại vũ khí, đã giao cho họa sĩ Lê Vǎn Miến (tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Paris) vẽ cho ông các khẩu súng Pháp. Vua Thành Thái có tinh thần tự cường dân tộc và đầu óc cải cách.Vua Thành Thái còn bí mật lập các đội nữ binh để che mắt Pháp. Một số tài liệu ghi rằng vua đã chiêu nạp được 4 đội, mỗi đội 50 người, đội trước huấn luyện xong thì trở về gia đình và nạp đội mới, khi có thời cơ sẽ cùng nổi dậy chống Pháp.
    Trước các ý tưởng cấp tiến của vua Thành Thái, người Pháp lo ngại tìm cách ngăn trở.Để che mắt, Thành Thái giả hành động như một người mất trí nên sau này ở Huế có thêm thành ngữ "Thành Thái điên" để nói về sự qua mặt người khác.
    Ngày 3 tháng 9 năm 1907, triều thần theo lệnh của Pháp vào điện Càn Thành dâng vua dự thảo chiếu thoái vị, có chữ ký của các đại thần (trừ Ngô Đình Khả - Cha của TT Ngô Đình Diệm sau này), với lý do sức khoẻ không bảo đảm, xin tự nguyện thoái vị.Xem xong bản dự thảo, Thành Thái chỉ cười, ghi ngay hai chữ "phê chuẩn" rồi quay lưng đi vào.
    Ngày 12 tháng 9 năm 1907, Thành Thái bị đưa đi quản thúc ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay).Đến nǎm 1916 ông đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân.
    Tháng 3 năm 1953, ông được phép về Huế thăm lăng tẩm cha mẹ.
    Ông mất ngày 24 tháng 3 năm 1954 và được an táng tại khuôn viên thành An Lăng bên cạnh lăng cha ông là Vua Dục Đức tại Huế, thọ 75 tuổi.

    LỊCH SỬ HOÀNG KỲ.
    Trong thời gian trị vì, Vua Thành Thái có tư tưởng và ý chí cấp tiến nên muốn đất nước theo kịp tiến bộ của phương Tây, ông cho Thiên Chúa Giáo truyền giáo và phát triển giáo dân, lập nhà thờ.
    Vua Thành Thái muốn kết thân với Vatican để kháng Pháp vì lúc đó mặc dù Thiên Chúa giáo dựa vào thế lực Pháp để vào Việt Nam song Vatican lại muốn nâng tầm ảnh hưởng của mình lên với mong muốn biến Việt Nam thành một vùng Kito phát triển khoa học và kinh tế độc lập.Pháp thì muốn biến Việt Nam thành một xứ sở bị đô hộ và bảo hộ bởi Pháp.
    Với tác động của Vatican, Vua Thành Thái đã nhờ các nhà truyền giáo vẽ lá cờ Hoàng Kỳ với nền vàng và 3 sọc đỏ để thay thế cờ Đại Nam vốn không cân xứng với cờ Pháp (Tam tài).Vua Thành Thái muốn Việt Nam ngang hàng Pháp trong quan hệ để kháng Pháp.
    Lá cờ được Vua Thành Thái xử dụng lần đầu tiên vào năm 1890.
    Một số thông tin cho rằng 3 sọc đỏ trên lá cờ là tượng trưng Đức Chúa 3 ngôi.(?)
    Cũng có thông tin là 3 sọc đỏ là 3 dòng máu Bắc Trung Nam của nước Việt Nam.(?)

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Nhạc Hòa Tấu

    Lịch Sử Nhà Nguyễn

    Nhạc Việt