• Bài mới

    Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

    CHIA ĐÔI ĐẤT NƯỚC (Phần 6)

    CHIA ĐÔI ĐẤT NƯỚC (Phần 6)



    LÊ: NHÀ HẬU LÊ.

    Nhà hậu Lê khai sinh năm 1427 do Lê Lợi đánh tan quân Minh. Vậy từ 1407 đến 1427 là 20 năm "chia phe đánh nhau". Nam có Lê Lợi, Bắc có Trần Cảo. Trần Cảo là thể chế bù nhìn do quân Minh dựng lên. Như vậy đây là cuộc Nội chiến của Việt Nam được nhà tài trợ Minh chống lưng. Cái nghiệp "Chia con của anh Quân và chị Cơ" vẫn đeo bám dân tộc Việt Nam.
    Lê Lợi không phải là "Anh hùng áo vải" mà Lê Lợi là con của một phú hào vùng Lam Sơn Thanh Hóa.
    Lê Lợi gặp Nguyễn Trải là một nho sinh xảo quyệt. Cả hai bắt đầu bày trò lừa bịp dân Thanh Hóa. Hằng ngày Lợi đưa tiền cho Trải mua mật ong rồi thuê người viết lên lá đang trên cây chữ "Lê Lợi vi quân-Nguyễn Trải vi thần". Mật ngọt thì kiến ăn và đục thủng lá cây. Một cái mưu xạo ke vậy mà dân tình Thanh Hóa tin hơn mấy cái gia đình liệt sỹ Bắc Việt tin Con ma đạo xạo ke ngoại cảm Bích Hằng(?) khi thấy trên cây lá nào cũng có chứ như mệnh trời. Và thế là người người viết đơn tình nguyện đi bộ đội. Có đứa thiếu cân phải lận cục gạch chưa nung nóng cho đủ cân để đi.
    Mới ra lò mà hấp tấp tấn công Bắc hà nên nhiều lần quân Lam Sơn bị giặc Minh đánh cho lên bờ xuống ruộng. Có lần Lê Lợi bị vây, phải cởi áo giao cho Nguyễn Trải. Trải đem áo gấm của Lê Lợi đưa cho Lê Lai và nói: "Cái ông Lê Lợi này ngó không xong rồi. Đi cùng 64 Ngự lâm quân mà cũng giữ không xong. Ông sai 64 thằng đần đó đứng yên vòng quanh để hứng tên của giặc Tàu bắn. Chết hết rồi.". Trải đứng quẹt nước mắt, hỉ mũi rồi nói tiếp: "Chỉ có tướng quân Lê Lai là xứng đáng Anh hùng lực lượng vũ trang nhăn răng, ngài mặc áo vô và ra hét một tiếng là giặc Minh chạy hết.". Lai nghe sướng lỗ tai nên liền mặt áo vào và ra trận. Tên của giặc Minh lại bắn như mưa và Lê Lai ướt mèm người vì máu. Lê Lợi ở trần trốn thoát.
    Song do dân binh Việt Nam thời đó mê muội tín ngưỡng nên cứ tin cái trò xạo ke chữ thủng trên lá là trời định nên tinh thần rất hăng. Đành nhau 20 năm thì Lê Lợi thắng giặc Minh và hạ bệ Trần Cảo và tự xưng Hoàng đế.
    Hiện nay nhiều người loan truyền là đoạn thơ này ông Nguyễn Trải viết cho tình hình sau năm 1975. Nhưng thực chất là ông viết cho tình hình sau năm 1427:

    "Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
    Để trong nước lòng dân oán hận
    Quân cuồng Minh thừa cơ gây loạn
    Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
    Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
    Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
    Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
    Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
    Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
    Nặng thuế khóa sạch không đầm núi."

    (Giáo sư Dương Trung Cộng nói: Họ Hồ này là Hồ Quý Ly, không phải Hồ Chí Minh. Quân cuồng Minh là quân giặc Nhà Minh bên tàu, không phải Minh phụ bếp dưới tàu. Hiểu chưa?)
    Lên ngôi vua, Lê Lợi để lại di chiếu bí mật ghi: "Xưa Nguyễn Trải với ta chơi thân, hắn xóc đĩa cũng bịp, cá độ bóng đá cũng bịp, hắn lên mạng zalo, facebook xạo ke lừa tình con Thị Lộ trẻ như cháu nội hắn. Kể cả cái ngai vàng này hắn cũng bịp giúp ta. Trải 49 thì Lợi ta 50, hắn không làm gì được ta. Nhưng qua đời con cháu ta. Hắn sẽ bịp cả họ Lê nhà ta. Ta chết rồi thì mấy đứa bây chích cho hắn một mũi rồi chở về. Nhớ mua cái máy ghi âm để phát 'TAO CÓ CHI MÔ?' liên tục là được. Hắn chết thì nói với dân ngu là hắn bị mắc cổ hột trái vải nghe chưa?"
    Lê Lợi bắt đầu sợ chết. Nghe thầy Tàu nói có máu con rùa già, uống vô là sống rất lâu. Lại nghe ngoài Hà Nội có cái ao nho nhỏ có con rùa già. Lê Lợi đem thuyền ra tìm săn con rùa. Lợi đứng trên thuyền vung gươm chém con rùa. Nhưng chân run nên chém hụt và bay mẹ cây kiếm xuống ao. Về triều bá quan văn võ hóng hớt hỏi sao rồi thì Lê Lợi nói chữa thẹn là "Ta trả cây kiếm báu cho cụ rùa rồi". Từ đó Lợi bắt dân Hà Nội phải gọi cái ao nho nhỏ đó là Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm, và gọi con rùa bằng cụ.
    Đúng 100 năm sau, 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi Nhà hậu Lê.
    Năm 1533 thì Thượng tướng Nguyễn Kim dẹp được Nhà Mạc và khôi phục lại Nhà Hậu Lê cho đến năm 1789 bị Quang Trung Nguyễn Huệ cướp ngôi.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Nhạc Hòa Tấu

    Lịch Sử Nhà Nguyễn

    Nhạc Việt