• Bài mới

    Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

    NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 18)

    THẤT THỦ KINH ĐÔ.
    CÚNG ÂM HỒN 23 THÁNG 5 Ở HUẾ.

    NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 18)



    Năm 1885, Thống tướng de Courcy được chính phủ Pháp cử sang Việt Nam để phụ lực vào việc đặt nền bảo hộ. Tướng de Courcy muốn vào yết kiến vua Hàm Nghi nhưng lại muốn là toàn thể binh lính của mình, 500 người, đi vào cửa chánh là cửa dành riêng cho đại khách.Triều đình Huế xin để quân lính đi cửa hai bên, chỉ có các bậc tướng lĩnh là đi cửa chánh cho đúng nghi thức triều đình, nhưng de Courcy nhất định không chịu.
    Đêm 22 rạng 23 tháng 5 năm Ất Dậu (tức 5, 6 tháng 7 năm 1885), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, vì thấy người Pháp khinh mạn vua mình như vậy, nên quyết định ra tay trước: đem quân tấn công trại binh của Pháp ở đồn Mang Cá và tấn công cô lập Tòa Khâm (Khu vực Trường Đại Học Sư phạm Huế bây giờ)
    Về việc Thất thủ kinh đô thì có rất nhiều giai thoại lưu truyền như việc đốt rơm và bỏ ớt bột vào để hun khói vào Tòa Khâm, rãi trái mù u dọc đường Huỳnh Thúc Kháng bây giờ để "bẩy" lính Pháp từ Cửa Trài (Cửa sau của Đồn Mang Cá).Người Huế lúc đó thấy quân đội Pháp thường di chuyển theo lối đi diễn binh nên quan niệm lính Pháp không có đầu gối nên chạy trên trái mù u cứng sẽ ngã người(?).Tất cả sắp đặt đêm trước đều trở thành sự cản trở chạy loạn vào sáng hôm sau.
    Kiểm điểm lại trận đánh tại Kinh thành đêm 22 tháng 5 năm Ất Dậu (1885), thất bại hoàn toàn về phía triều đình Huế. Pháp chỉ chết có 16 người, bị thương 80 người, còn quân Nam chết đến 1.200-1.500 người. Quân Pháp khi chiếm được kho vũ khí thu được 812 súng thần công, 16.000 súng hỏa mai, khí giới, lương thực mất đến hàng triệu bạc.
    Khu vực người dân và binh lính Nhà Nguyễn chết nhiều nhất là chân Cầu Đông Ba phía tây, Cửa Trài, Cửa Thượng Tứ, Cống Cầu Kho trước Cửa Đồn Mang Cá, khu vực Tòa Khâm.

    Hình là khu Miếu Âm hồn ở trên đường Lê Thánh Tôn gần Ngã tư Mai Thúc Loan - Lê Thánh Tôn.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Nhạc Hòa Tấu

    Lịch Sử Nhà Nguyễn

    Nhạc Việt