• Bài mới

    Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

    NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 17)



    VUA HÀM NGHI.
    (Vua thứ 8 Nhà Nguyễn)

    NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 17)



    Vua Hàm Nghi sinh ngày 03 tháng 8 năm 1871 – Mất ngày 04 tháng 01 năm 1943.
    Hàm Nghi húy là Nguyễn Phúc Minh, tự hiệu Ưng Lịch.Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn,Ông là em ruột của vua Kiến Phúc Ưng Đăng và Chánh Mông (hay Ưng Kỷ), tức là vua Đồng Khánh sau này.
    Năm 1884 Vua Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13.
    Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp.
    Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột chứ không được nuôi dạy tử tế như hai người anh ruột ở trong cung. Khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Ưng Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên. Sáng ngày 12 tháng 6 Giáp Thân, tức ngày 2 tháng 8 năm 1884, Ưng Lịch được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi.Khi đó Ưng Lịch mới 13 tuổi.

    THẤT THỦ KINH ĐÔ.
    (Sẽ nói ở bài kế tiếp)
    PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG.
    Kinh đô Huế thất thủ và các triều thần đưa Vua Hàm Nghi lên Kim Long rồi đi dọc ra Tân Sở (Cam Lộ - Quảng Trị).Trên đường đi, dến Chùa Linh Mụ thì Nguyễn Văn Tường quay lại Huế với lý do là để thương thuyết với Pháp.Tại Tân Sở Vua Hàm Nghi đã xuống Chiếu Cần Vương chống Pháp.
    Năm 1888, Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc đã phản bội mà ra đầu hàng Pháp và dẫn lính Pháp tấn công bắt được Vua Hàm Nghi.Năm đó Vua Hàm Nghi 17 tuổi.Ông bị Pháp đày sang xứ Algérie ở Bắc Phi cho đến lúc mất.

    NHỮNG HÀNH ĐỘNG VÀ CÁC CÂU NÓI CỦA VUA HÀM NGHI.
    Khi bị bắt không ai nhận ra Vua Hàm Nghi nên Pháp không nhận định được đã bắt đúng người chưa(?)Pháp cho rất nhiều người nhận mặt nhưng Vua đều không nhận và tỏ thái độ dửng dưng làm người nhận cũng bán tín bán nghi.Song một lần Pháp đột ngột đưa thầy dạy học của Vua đến và Vua đứng dậy thi lễ nên bị lộ.
    Bị bắt, nhà vua đã chỉ thẳng vào mặt Trương Quang Ngọc mà nói rằng:
    "Mi giết ta đi còn hơn là mi mang ta ra nộp cho Tây".

    Rheinart đã báo cho ông biết là Thái hậu đang ốm nặng, nếu nhà vua muốn thăm hỏi thì sẽ cho rước về gặp mặt.
    Nghe vậy, vua Hàm Nghi đáp:
    "Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ gì đến cha mẹ, anh em nữa"
    Rồi ông cáo từ về phòng riêng.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Nhạc Hòa Tấu

    Lịch Sử Nhà Nguyễn

    Nhạc Việt