• Bài mới

    Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

    NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 5)

    NHÀ NGUYỄN TRƯỚC HỌA TÂY SƠN.
    NHÀ NGUYỄN VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM.(Phần 5)



    Sách lịch sử đang được giảng dạy thì hầu như rất ít đề cập đến "Mở mang bờ cõi xuống phía Nam của các Chúa Nguyễn".Việt cộng không thích điều này được phổ biến cho lớp trẻ Việt Nam.Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết qua các tư liệu ngoại khóa trên mạng.Tôi xin phép chấm dứt GIAI ĐOẠN CHÚA NGUYỄN ở đây.
    NHÀ NGUYỄN TRƯỚC HỌA TÂY SƠN.
    Giai đoạn này từ Sông Gianh trở ra Bắc vẫn thuộc quyền Nhà Lê và Chúa Trịnh.Gia Định lại loạn bè cánh nhà Chúa Nguyễn.
    SỰ NỔI LOẠN CỦA NGỤY TÂY SƠN.
    Ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Văn Nhạc, Nguyễn Văn Lữ và Nguyễn Văn Huệ.Họ vốn xuất thân từ dòng họ Hồ của Hồ Quý Ly.Nguyên gốc họ ở Nghệ An và theo Chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp.(Lịch sử giáo khoa rất sợ điều này vì bản chất con người thay tên đổi họ và xuất thân Nghệ An-Cái ni miễn bàn các bạn hí?)
    Vào lúc Chúa Nguyễn phân ly phe cánh thì Đàng Trong bắt đầu suy yếu.Chúa Trịnh bắt đầu đưa quân vượt Sông Gianh lấn chiếm Đàng Trong.
    Ba anh em Tây Sơn dấy binh cướp từng vùng đất quanh Tây Sơn và lang rộng ra đến Quảng Nam.Rồi chia quân quay vào tiến đánh Gia Định.
    Cũng có khi quân Tây Sơn bị đánh bật trở lại và thua liên tiếp nhiều trận.Quân Tây Sơn bắt đầu cầu viện quân Chúa Trịnh để cùng nhau đánh quân Chúa Nguyễn.(Chi tiết các bạn có thể truy cứu trên mạng).Cho đến năm 1777 thì Chúa Nguyễn xem như đều bị giết chết hay bị Tây Sơn khống chế.Riêng Nguyễn Phúc Ánh (Nguyễn Ánh) trốn thoát và chiêu binh chờ ngày đánh trả.
    Trong lịch sử giáo khoa hiện bị giấu là vấn đề này:
    Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế (1778), niên hiệu là Thái Đức, phong cho Nguyễn Huệ là Long Nhương tướng quân.
    Nhưng khi trên đường dẫn quân ra Bắc với chiêu bài Phò Lê diệt Trịnh thì Nguyễn Huệ lại dừng ở Phú Xuân và ngày 22 tháng 12 năm 1788 (Tức ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân) tự xưng Hoàng Đế và lấy niên hiệu là Quang Trung.
    Chính điều này đã làm anh em Nhà Tây Sơn sứt mẻ và huynh đệ tương tàn.Cái chết đột ngột và bí mật của Quang Trung cũng có thể do điều này mà ra.

    (Còn tiếp)

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Nhạc Hòa Tấu

    Lịch Sử Nhà Nguyễn

    Nhạc Việt